Gà bị xù lông

Gà bị xù lông là bệnh gì?

Gà bị xù lông có thể không phải là bệnh nhưng cũng có thể là gà đang bị bệnh. Trường hợp thời tiết lạnh, gà xù lông không kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể gà chỉ bị nhiễm lạnh nên xù lông. Đây là bản năng của cơ thể giống như khi con người bị lạnh nổi da gà.

Trường hợp gà bị xù lông kèm theo các triệu chứng khác thì có thể gà đang bị bệnh. Lúc này các bạn cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của gà để xem gà đang bị bệnh gì. Một số bệnh thường gặp ở gà khiến gà bị xù lông kèm theo dấu hiệu có thẻ kể ra như:

  • Gà xù lông do bị CRD: đây là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính rất thường gặp ở gà, bệnh khiến gà có dấu hiệu bại chân, hen khẹc, chảy nước mắt nước mũi, … trong số các triệu chứng của bệnh CRD cũng có triệu chứng gà xù lông.
  • Gà xù lông do bị thương hàn (bạch lỵ): bệnh thương hàn ở gà cũng là bệnh thường gặp, bệnh này không chỉ khiến gà bị xù lông mà còn có triệu chứng đi ngoài phân trắng, vàng điển hình. Ở đàn gà dưới 3 tuần tuổi thì bệnh thương hàn gọi là bệnh bạch lỵ, gà con nhiễm bệnh cũng có dấu hiệu xù lông, đi ngoài phân trắng và phân dính bết vào hậu môn.
  • Gà xù lông do bị Newcastle: bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là bệnh rất phổ biến mà hầu hết mọi người nuôi gà đều nghe nói đến. Bệnh này gọi là gà rù nên chắc chắn có dấu hiệu xù lông, ngoài ra gà còn có dấu hiệu như đầu bị vặn ra sau, đi vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, đi ngoài phân trắng xanh, mào tím tái, sốt cao, bỏ ăn, …
  • Gà xù lông do bị thiếu chất: gà bị thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà xù lông. Ngoài xù lông, tình trạng thiếu chất còn khiến gà bị rụng lông nhiều hoặc lông xơ xác, da chân và mỏ xỉn màu không bóng.

Cách chữa gà xù lông như thế nào?

Với những nguyên nhân chính ở trên, các bạn có thể căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để có hướng chữa trị khi thấy gà xù lông.

1. Chữa gà xù lông do bị nhiễm lạnh

Trường hợp gà bị xù lông do nhiễm lạnh thì các bạn chỉ cần giữ ấm, tránh gió lùa cho gà là được. Một hai hôm sau gà sẽ trở lại bình thường. Lưu ý là tránh gió lùa cho gà nhưng không cần thiết phải che chắn kín hết khu chuồng nuôi mà vẫn phải có ô thoáng tránh gió lùa trực tiếp vào khu vực nuôi gà.

2. Chữa gà xù lông do bị thương hàn bạch lỵ

Bệnh thương hàn rất dễ chữa nếu như chuẩn đoán được bệnh một cách chính xác. Các bạn có thể cho gà uống các loại kháng sinh đặc trị bệnh này như Enrofloxacin hoặc Ampicoli với liều lượng như trên bao bì hướng dẫn và thời gian dùng thuốc 3 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

3. Chữa gà xù lông do bị CRD

Khi phát hiện gà bị CRD các bạn có thể hỏi mua thuốc ở các tiệm thuốc thú y để trị bệnh này rất dễ dàng. Bạn cũng có thể cho gà uống các loại thuốc sau để trị bệnh CRD: dùng thuốc Chloramphenicol kết hợp với ESB3, B-Complex, giải độc gan thận cho gà dùng 3 – 5 ngày sẽ khỏi. Liều lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc.

4. Chữa gà xù lông do bị Newcastle

Bệnh này không có thuốc chữa, cách phòng và trị bệnh vẫn là dùng vắc xin. Khi gà đã bị bệnh, các bạn tiêm vắc xin Newcastle cho gà đồng thời cho gà uống một số loại kháng sinh phổ rộng như Enroflorxaxin hay Doxycyclin để tránh bị nhiễm khuẩn kế phát, cũng có thể tiêm thêm kháng thể Gumboro (KTG) để tránh bị bệnh Gumboro khiến gà bị suy giảm miễn dịch.

5. Chữa gà xù lông do bị thiếu chất

Để chữa gà bị xù lông do thiếu chất cũng không khó. Các bạn chỉ cần xem lại chất lượng thức ăn cho gà đồng thời bổ sung khoáng premix và vitamin tổng hợp duy trì cho gà ăn 2 – 3 tuần. Hoặc các bạn cũng có thể dùng thuốc Embrio kết hợp với Super vitamin, mỗi loại 2 gam trộn với 1kg thức ăn cho gà ăn liên tục 2 – 3 tuần.

Cách phòng bệnh gà con xù lông sã cánh

Môi trường và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất to khi phòng bệnh gà con xù lông sã cánh. Để tránh tình trạng truyền nhiễm bệnh, kê sư nên tách gà nuôi riêng. bên cạnh đó với gà con chúng vẫn cần úm mẹ, bạn nên đảm bảo 1 chuồng khoảng 1 gà mái và 4 – 5 gà con.

Nhiệt độ nuôi gà con cần phải đảm bảo. Vào mùa hè mang thể thả chúng đi dạo để tăng sức đề kháng. Nhưng vào mùa mưa hay thời tiết chuyển mùa rẻ nhất nên cho ở trong chuồng. Chuồng nuôi cần đảm bảo khô ráo, không ẩm mốc,… sẽ là nguyên do gây ra những vấn đề về da cũng như vi khuẩn tăng trưởng.

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cần cho gà ăn no và rộng rãi để chúng tăng trưởng toàn diện về thể chất cũng như sức khỏe. mang gà con, thức ăn chính nên là cám công nghiệp, ít rau. Tuyệt đối không cho ăn mồi sống như sâu, dế, giết thịt bò, lươn trạch,… vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện rất dễ bị vi khuẩn ký sinh.

Gà tới hai tháng tuổi trở lên thì cho ăn thóc/ lúa đã ngâm qua nước, bổ sung thêm rau xanh cũng như mồi tươi. Ở thời kỳ này tuyệt đối không cho tập tành gì cả, còn tất cả thời kì trước lúc chúng đi đá gà trực tiếp cứ cho thả lang đi tự do.

Kê sư nên chủ động vệ sinh máng ăn – máng uống thường xuyên, thay rơm rạ trong chuồng trại và phun thuốc tiệt trùng – khử độc định kỳ. Tuyệt đối không cho gà con ăn thức ăn thừa, để lâu ngày, ôi thiu,..

Nguồn: sv388
Xem thêm:

Cho gà ăn cá tươi
Tiếng gà mái gọi trống
Cách làm cho cổ gà chọi to



Nhận xét